Việc sử dụng những cây thuốc Nam trong mục đích chữa bệnh đã được ông bà ta sử dụng từ rất lâu và truyền lại đến tận bây giờ. Vậy uống lá gì để mát gan? Sau đây tôi xin giới thiệu đến các bạn 4 cây thuốc nam mát gan bổ thận vô cùng công hiệu
- 10 cách giải độc gan từ thiên nhiên hiệu quả mà bạn có thể làm tại nhà
- Cách làm 4 loại nước uống mát gan giải độc trị mụn ngay tại nhà
- Nóng gan nên ăn uống gì – Thực phẩm nên dùng để cải thiện lá gan
- Chỉ số men gan là gì – Phải làm gì khi men gan cao đột biến
- Men gan cao uống gì để hạ men gan và Men gan cao kiêng ăn gì
Cây thuốc nam mát gan bổ thận
Uống lá gì để mát gan? Ngoài những nước uống mát gan giải độc trị mụn thông thường, vẫn uống hàng ngày, bạn còn nên sử dụng thêm những cây thuốc Nam mát gan, bổ thận để việc điều trị hiệu quả hơn. Cụ thể là 4 loại lá cây sau đây:
Lá cây mã đề
Cây mã đề còn có nhiều tên gọi khác như Mã đề á, Xa tiền, Mã đề thảo… là một loại cây có tuổi thọ lâu năm, dễ tìm và được biết đến nhờ khả năng thanh nhiệt cao. Lá cây mã đề được sử dụng trong nhiều một bài thuốc nam với công dụng mát gan giải độc.

Cây mã đề có tính hàn, vị ngọt, tác dụng khử nhiệt và làm mát máu, thanh lọc, mát gan, lợi tiểu…
Bên cạnh đó, cây mã đề còn có khả năng chữa trị và kìm hãm rất nhiều căn bệnh như viêm cầu thận cấp và mãn tính, viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu, tiểu ra máu, sỏi đường tiết niệu và giúp lợi tiểu…
Có thể thấy, đây là một loại cây rất tốt cho sức khoẻ nói chung, và gan, thận nói riêng
Lá cây chó đẻ
Cây chó đẻ hay còn gọi là cây Diệp hạ châu, có tên khoa học là Phyllanthus urinaria L. Diệp hạ châu cao 30-60cm, thân nhẵn, mọc thẳng đứng, lá mọc so le, phiến lá thon nhỏ dài từ 5 đến 15mm, rộng từ 2 đến 5mm. Theo Đông y, Lá cây chó đẻ có vị đắng, tính mát, rất tốt trong thanh can lương huyết, lợi tiểu, sát trùng, giải độc.

Một số nghiên cứu vào năm 1999 đã chỉ ra rằng những hoạt chất trong cây chó đẻ còn có tác dụng lợi tiểu, ngăn cản sự hình thành những tinh thể calcium cũng như làm giảm kích thước của những viên sỏi đã hình thành trước đó.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy tác dụng làm bể nhưng tinh thể calcium và cả tác dụng giảm đau kéo dài hỗ trợ tốt cho việc điều trị sỏi thận.
Hiện nay trên thế giới đã sử dụng cây thuốc này là thành phần chính để trị viêm gan B. Với liều 900mg/ ngày, thì có tới 50% yếu tố lây truyền của HBV đã mất đi chỉ sau 30 ngày sử dụng thuốc.
Ngoài ra, cây chó đẻ răng cưa còn được dùng để trị mụn nhọt, đinh râu, chữa rắn cắn. Đặc biệt còn có tác dụng lợi tiểu, chữa đái tháo đường, u xơ tuyến tiền liệt, viêm đại tràng và chữa các bệnh lý về gan.
Cây nhân trần
Nhân trần là một loại cây rất phổ biến tại Việt Nam. Nó có vị ngọt nhưng hơi đắng, cùng với khả năng thanh nhiệt, lợi thấp, lợi mật. Theo các chuyên gia cho biết cây nhân trần được sử dụng như những bài thuốc đông y bổ thận giúp tăng tiết & thúc đẩy quá trình bài xuất dịch mật, bảo vệ tế bào gan, ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ, thanh lọc, giải nhiệt cơ thể, giảm đau, chống viêm, cân bằng áp huyết.

Để điều trị mát gan lợi mật, dùng nhân trần, cây bông mã đề, bán biên liên sấy hoặc phơi khô rồi tán vụn. Mỗi ngày dùng 50g hỗn hợp kể trên hãm với nước sôi và uống thay trà mỗi ngày.
Cây cà gai leo

Cây cà gai leo còn được biết đến với nhiều tên gọi như cây cà quánh, cà gai dây, cà quýnh, cà vạnh. Đây là loại cây thân nhỏ, nhiều gai, có thể dài đến hơn 6m, mọc hoặc bò. Thân nhẵn ,có phân nhánh, hoá gỗ.
Cà gai leo có công hiệu rất tốt trong điều trị một số bệnh như viêm gan, xơ gan, cảm cúm, bệnh dị ứng… vô cùng có lợi cho sức khoẻ. Không chỉ dừng lại ở đó, hợp chất Saponin có trong loại thảo dược này có khả năng ức chế các tế bào ác tính từ đó ngăn ngừa được ung thư.
Tại bệnh viên Quân Y 103, các bác sĩ đã cho thấy tác dụng của cà gai leo đối với bệnh nhân viêm gan B mãn tính vô cùng khả quan. Đẩy lùi được phần lớn các triệu chứng bệnh viêm gan B chỉ trong khoảng 2-3 tháng chữa trị
Trên đây là 4 cây thuốc nam mát gan bổ thận mà bạn nên uống hàng ngày, giúp bạn giải đáp được thắc mắc uống lá gì để mát gan. Việc điều trị bằng cây thuốc nam này phải mất nhiều thời gian mới đạt được công hiệu. Vì thế trong quá trình chữa trị phải kiên trì, không được bỏ cuộc. Chúc các bạn mau khỏi bệnh.